Đảo Quan Lạn không chỉ được biết đến là một trong những địa điểm du lịch lý tưởng mỗi dịp hè đến. Mà du lịch Quan Lạn Minh Châu còn hấp dẫn du khách bởi những dấu ấn lịch sử hào hùng. Và một trong những nét đẹp văn hóa của người dân vùng biển nơi đây đó chính là “lễ hội chèo bơi”. Nếu có dịp bạn đến Quan Lạn du lịch vào dịp hội thì hãy trải nghiệm lễ hội đặt sắc này nhé.
- Đôi nét về lễ hội chèo bơi
Lễ hội chèo bơi là một trong những lễ hội truyền thống của người dân trên đảo Quan Lạn. Lễ hội thường được diễn ra từ ngày mùng 10 – 20 tháng 6 âm lịch hằng năm. Đây là dịp để cho người dân trên đảo có thể tưởng nhớ đến chiến thắng hào hùng của tướng Trần Khánh Dư đánh tan quân Nguyên Mông năm 1288. Và cùng là dịp để người dân cầu mong một năm mưa thuận gió hòa.
Xem thêm: >> tour du lịch Cát Bà
- Khám phá lễ hội chèo bơi trên đảo Quan Lạn
Lễ hội chèo bơi Quan Lạn được tổ chức tại bến Đình Quan Lạn sát cạnh ngôi đinh cổ kính – Một trong những địa danh vô cùng lịch sử của mảnh đất Quan Lạn. Lễ hội được diễn ra trong vòng 10 ngày từ ngày mùng 10/06 âm lịch. Vào ngày mở hội cũng là ngày khóa làng, tức người dân trên đảo sẽ không được rời khỏi đảo cho đến ngày hết hội. Mặc dù khóa làng như du khách thập phương vẫn có thể đến làng để cùng người dân tham gia lễ hội.
Khác với các lễ hội ở nhiều vùng khác, lễ hội chèo bơi Quan Lạn sẽ được chia thành 2 đội là Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ để dựng trại tập luyện. Thuyền được chọn để thi đấu thường là thuyền có trọng tải lớn khoảng 5 – 6 tấn. Phần đầu thuyền được trang trí hình đầu rồng với phần mũi thuyền rộng và sâu vào lòng. Đến ngày 16/06 người dân đảo sẽ làm lễ rước bài bị của Trần Khánh Dư từ nghè về đình để chuẩn bị bắt đầu cuộc thi.
Đến ngày hội chính, ngày 18/06 âm lịch, khi thủy chiều vừa lên, hai đội sẽ bắt đầy xuất phát. Hai vị tướng được chọn của hai đội sẽ tiến vào trong đình múa đao, múa kiến. Sau khi múa xong, hai đội sẽ gặp nhau 3 lần để tái hiện lại sự tích 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông. Sau cuộc gặp gõ, các đội tập trung tại miếu để cuộc đua được bắt đầu.
Xem thêm: >> du lịch team building
Lễ hội thấm đẫm tinh thần thượng võ, gắn liền với mảnh đất, con người và nền văn hóa đặc trưng của vùng biển đảo và được xem là một di sản văn hóa quý báu cần được giữ gìn, bảo tồn và phát huy.